Kiểm tra tốc độ Ping và ý nghĩa của các thông số
Last updated
Last updated
Về mặt lý thuyết, PING (Packet Internet Grouper) là một tiện ích được sử dụng để xác định xem một gói dữ liệu mạng có thể được phân phối đến một địa chỉ mà không có lỗi hay không. Nói một cách dễ hiểu hơn, Ping được dùng để kiểm tra kết nối của hai hay nhiều thiết bị trên 1 đường truyền, hoặc dùng để kiểm tra kết nối từ máy trạm tới máy chủ mà nó kết nối bằng cách đo tổng thời gian gửi và trả về của gói dữ liệu chuẩn.
Trong quá trình lướt web, khi bạn truy cập vào một trang web để đọc báo, nghe nhạc, xem phim,... thì phải mất một khoảng thời gian ngắn trang web mới bắt đầu tải, đó được gọi là độ trễ. Thế nên, lệnh Ping cũng góp phần đo lường được tốc độ duyệt web, đồng thời còn cho biết được chất lượng dịch vụ của nhà mạng bạn đang sử dụng.
Đối với các game thủ, Ping có lẽ là một thông số không hề xa lạ. Hiện nay, nhiều game trên thị trường thường có hiển thị thông số này trên góc màn hình để cho biết được tốc độ đường truyền mạng. Nếu như con số này lên đến hàng trăm ms (mili giây), chắc chắn việc chơi game của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi giật lag.
Bạn có thể hình dung đơn giản như sau:
Máy tính hoặc thiết bị A sẽ gửi đi 1 tín hiệu, 1 gói tin đến địa chỉ IP của máy tính, thiết bị B.
Bên B Có nhận được tín hiệu, gói tin từ phía A hay không?
Phản hồi từ B trả về cho A và hiển thị thành kết quả của lệnh Ping.
Chú ý: Địa chỉ IP của các nhà mạng:
Đối với mạng Viettel: 203.113.131.1
Đối với mạng VNPT: 203.162.4.190
Đối với mạng FPT: 210.245.31.130
Nếu kết quả trả về với time (ms) thấp thì tốc độ mạng của bạn đang ở mức khá nhanh. Time giao động ổn định tức là mạng của bạn ổn định và rất tốt. Ngược lại, nếu chỉ số time (ms) cao thì mạng của bạn đang sử dụng bị chậm, thời gian phản hồi lâu, và tất nhiên điều này sẽ làm bạn vô cùng khó chịu. Nếu bị Request time out tức là không thể phản hồi đồng nghĩa với việc kết nối Internet của bạn đang bị gián đoạn hoặc bị ngắt kết nối.